logo
Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

        Trưng Đại học Xây dựng Min Trung đưc thành lp theo Quyết định s1279/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Thủ tưng Cnh phủ trên cơ sở nâng cấp Trưng Cao đẳng Xây dng số 3.

       Trưng Đại học Xây dựng Miền Trung là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Xây dựng, được Bộ Xây dựng, Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học, cao đẳng trong lĩnh vực xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác; nghiên cứu khoa học phục vụ cho yêu cầu phát triển đào tạo nguồn nhân lực và phát triển kinh tế-xã hội của khu vực và cả nước.

Quá trình hình thành và phát triển Nhà trường thể hiện qua các mốc thời gian quan trọng như sau:
Năm 1976: Bộ Xây dựng chủ trương thành lập các trường trung học xây dựng ở phía Nam để đào tạo cán bộ trung học kỹ thuật xây dựng và kinh tế xây dựng cho các tỉnh phía Nam vừa được giải phóng. Trường Trung học Xây dựng số 6 ra đời trong bối cảnh đó. Trường đóng tại thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Khánh (nay là thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).
Năm 2001: Sau 25 năm đào tạo cán bộ trung cấp, Trường đã khẳng định được thương hiệu về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ không ngừng lớn mạnh, là điều kiện chín muồi để nâng cấp Trường. Ngày 23 tháng 5 năm 2001, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định số 3069/QĐ-BGD&ĐT-TCCB Về việc thành lập Trường Cao đẳng Xây dựng số 3 trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Xây dựng số 6.
Năm 2011: Sau 10 năm đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ cao đẳng và liên kết với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng mở các lớp đào tạo đại học tại chức, chuyên tu (từ năm 1987). Chất lượng đào tạo của Trường tiếp tục được khẳng định. Trình độ của cán bộ giảng viên được nâng cao. Căn cứ vào khả năng thực tế của Nhà trường và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, có tư duy khoa học và kỹ năng nghề cao, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, đặc biệt là khu vực Miền Trung và Tây nguyên, ngày 28/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1279/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Xây dựng Miền Trung trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Xây dựng số 3.
Sứ mạng, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của Trường
Sứ mạng:            
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng và một số lĩnh vực khác, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
Tầm nhìn:
Đến năm 2030, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung là trường đại học kỹ thuật đa ngành định hướng ứng dụng, có uy tín trong trong lĩnh vực xây dựng, từng bước hội nhập với các trường đại học tiên tiến trong khu vực ASEAN.
Các giá trị cốt lõi:
1. Kế thừa - Phát triển; 2. Năng động – Sáng tạo, 3. Tận tụy - Trách nhiệm, 4. Chia sẻ - Hợp tác.
Thành tích nổi bật của Nhà trường
Trường ĐHXD Miền Trung là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng và một số lĩnh vực khác, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Từ năm 2014 đến nay có khoảng 2000 sinh viên tốt nghiệp ra trường, hầu hết đều có việc làm, được xã hội đón nhận và khen ngợi.
Các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong Trường diễn ra sôi nổi. Hằng năm sinh viên của Trường tham gia các cuộc thi Olympic cơ học, toán học và các cuộc thi về kiến trúc đều đạt giải cao.
Về công tác đào tạo cán bộ giảng viên: Năm 2015 Trường chỉ có 01 PGS, 11 TS, 15 NCS, 109 ThS nhưng hiện nay Nhà trường có 01 PGS, 21 TS, 21 cán bộ đang làm NCS, 139 ThS. Xét về những khó khăn bởi vị trí địa lý thì đây là thành quả rất lớn trong công tác thu hút, đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng viên trình độ cao để đáp ứng yêu cầu của Nhà trường.
Về nghiên cứu khoa học: Số lượng đề tài khoa học do CBVC và sinh viên Nhà trường thực hiện tăng dần qua các năm. Từ năm 2014 đến nay Trường đã thực hiện 03 đề tài cấp Nhà nước (NAFOSTED), 12 đề tài cấp Bộ, 01 đề tài cấp Tỉnh, 06 dự án sự nghiệp kinh tế. Số lượng đề tài khoa học cấp trường do CBVC thực hiện là 277 đề tài(bao gồm đề tài trọng điểm, nhiệm vụ biên soạn bài giảng, tài liệu học tập, sáng kiến cải tiến, ngân hàng đề thi…). Về bài báo khoa học: có 38 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế (khoảng 25 bài trong hệ thống ISI/Scopus) và khoảng 135 bài được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước được tính điểm GS/PGS. Hằng năm Nhà trường đã tổ chức nhiều hội thảo cấp quốc gia/quốc tế, như: Hội thảo Khoa học “Những tiến bộ trong Xây dựng và Kiến trúc” ACEA 2016; Hội thảo “Kết cấu và vật liệu xây dựng cho các công trình ven biển và hải đảo - CSM for CICW 2017”, Hội thảo Khoa học “Những tiến bộ trong Xây dựng và Kiến trúc” ACEA 2018… và các hội thảo chuyên ngành về chống thấm, toạ đàm mở ngành, hội nghị quốc tế với tổ chức PP20…Có khoảng 13 giáo trình, chương sách quốc tế được xuất bản. Thông báo KHCN của Nhà trường đã được đăng ký chỉ số ISSN 2615-9546, dự kiến năm 2020 sẽ nâng cấp thành Tạp chí Khoa học của Trường.Số lượng đề tài khoa học do sinh viên thực hiện là 74 đề tài. Đặc biệt trong 2 năm gần đây, hoạt động sáng tạo kỹ thuật trong sinh viên đã đạt kết quả khả quan. Nhiều sinh viên đạt giải thưởng quốc tế, quốc gia và trong khu vực (giải thiết kế nhà do UNDP tổ chức, giải kiến trúc của ĐH Kitakyushu Nhật Bản, giải Loa Thành, giải Kiến trúc xanh, Eureka, triển lãm khu vực….).
Trong thành tích nổi bật về phục vụ cộng đồng của Trường so các trường trên địa bàn, Nhà trường rất tự hào vì đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực chuyên môn. Thầy và trò Nhà trường đã xây dựng nhà, đường bê tông nông thôn, sửa chữa trang trí các nhà trẻ, nhà mẫu giáo. Các trung tâm của Trường đã tham gia thiết kế, giám sát, thẩm định hồ sơ… 209 công trình, thí nghiệm vật liệu, tư vấn kiểm định chất lượng cho 63 công trình; liên kết bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho gần 400 giảng viên cho các trường, bồi dưỡng các chứng chỉ nghiệp vụ, xác định bậc thợ cho gần 7300 người. Trường đã tổ chức các hội thảo “Kết cấu và vật liệu xây dựng cho các công trình ven biển và hải đảo”; tham gia cuộc thi “Thiết kế Nhà ở an toàn - Cộng đồng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực ven biển”. Cuộc thi là một sáng kiến của dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ Khí hậu xanh (GCF), UNDP và Chính phủ Việt Nam hỗ trợ. Trường Đại học Xây dựng Miền Trung có 11 tác phẩm dự thi, trong đó có 04 tác phẩm đạt giải thưởng. Đó là những bài thi được đánh giá cao bởi tính thiết thực và nhân văn, gắn với đặc điểm vùng miền. Lãnh đạo tỉnh Phú Yên đánh giá cao kết quả cuộc thi của Trường và sẽcùng với Nhà trường lên phương án làm thí điểm và triển khai để hiện thực hóa các ý tưởng xuất sắc của sinh viên, giúp cư dân ven biển ổn định cuộc sống.