logo
logo
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Tài chính – Ngân hàng được coi là huyết mạnh của nền kinh tế, đây là ngành học khá rộng,liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Cụ thể hơn, ngành Tài chính - Ngân hàng là ngành nghiên cứu hoạt động kinh doanh, quản lý, điều phối dòng tiền, các khoản đầu tư, tài sản và vốn của tất cả các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội. Vì vậy, ngành Tài chính – Ngân hàng có thể chia thành nhiều lĩnh vực chuyên sâu như: Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Bảo hiểm, Thuế, Chứng khoán,…

1. NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI MUCE ĐƯỢC ĐÀO TẠO RA SAO?
Chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng của MUCE được thiết kế theo hướng ứng dụng, nhằm cung cấp nguồn lực có chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Khi học ngành này tại MUCE, sinh viên sẽ được học tập với đội ngũ giảng viên đầy nhiệt huyết, chuyên môn vững vàng; được thực hành trên các phần mềm mô phỏng ứng dụng trong các công ty tài chính và ngân hàng; được tham dự các hội thảo, có nhiều cơ hội để gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia là lãnh đạo tại các ngân hàng, doanh nghiệp; được thực tập tại các ngân hàng, doanh nghiệp có uy tín; được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.
            Theo học ngành Tài chính – Ngân hàng, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức và có được những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cụ thể như sau:
-    Lập kế hoạch, phân tích, quản lý và điều phối hoạt động tài chính, kinh doanh tiền tệ, đầu tư tài chính, môi giới chứng khoán,… trong các doanh nghiệp, ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán, cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác;
-    Tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ: huy động, cho vay, kế toán, thanh toán, đầu tư, … trong các ngân hàng và các tổ chức tài chính;
-    Thẩm định giá trị tài sản, giá trị chứng khoán, giá trị dự án đầu tư, giá trị doanh nghiệp.
-    Được rèn luyện bản lĩnh và khả năng tự nghiên cứu khi gặp vấn đề mới, đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ.
-    Được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm…
Khoa Kinh tế & Quản lý xây dựng - MUCE là thành viên Câu lạc bộ khối đào tạo Tài chính – Kế toán (Câu lạc bộ với hơn 40 cơ sở đào tạo Tài chính – Kế toán trên cả nước). Đây sẽ là cơ hội để sinh viên ngành Tài chính – Ngân hoà nhập, giao lưu, tham gia các hoạt động chuyên môn, trao đổi học thuật dưới nhiều hình thức như: Toạ đàm, hội thảo, các cuộc thi… giúp sinh viên nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp cũng như phát triển kỹ năng nghiên cứu của mình.
2. HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Việc luân chuyển tiền tệ luôn được vận hành giống như các mạch máu trong cơ thể vì nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống, nên dù nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì triển vọng việc làm của ngành không bao giờ hạn hẹp, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập toàn cầu và chuyển đổi sang nền kinh tế số. Do đó, thị trường lao động và nhu cầu nhân lực của ngành này rất đa dạng.
 Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – ngân hàng, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm cũng như cơ hội thăng tiến, cụ thể:
Cơ hội việc làm:
Đảm nhận các vị trí công việc như: chuyên viên phân tích và hoạch định tài chính; chuyên viênphân tích đầu tư và môi giới chứng khoán; chuyên viên quản trị và định giá tài sản tài chính; chuyên viên phân tích và quản trị rủi ro tài chính;chuyên viên nghiệp vụ ngân hàng; chuyên viên tư vấn tài chính và quản lý danh mục đầu tư; chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; chuyên viên kế toán – kiểm toán;… trong  tất cả cácdoanh nghiệp, các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị hành chính, sự nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội khác,
Cơ hội thăng tiến:
- Sau thời gian từ 2 đến 3 năm làm việc thực tế, nếu tích lũy thêm kiến thức, kỹ năngkinh nghiệm,... thì cử nhân Tài chính - Ngân hàng có cơ hội nắm giữ các chức vụ: Giám đốc tài chính, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, Kế toán trưởng, Trưởng nhóm kiểm toán.
- Nếu tiếp tục học tập nâng cao trình độ (Thạc sỹ, Tiến sỹ) có thể làm Nghiên cứu viên, Giảng viên lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
3. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
- Mã trường: XDT
-  Mã ngành: 7340201
- Bậc đào tạo: Đại học chính quy
-  Thời gian đào tạo: 4 năm
- Đối tượng xét tuyển: Học sinh tốt nghiệp THPT trở lên
- Người tư vấn chuyên môn: 
TS. Nguyễn Thị Thu Hiếu (SĐT: 0908 301 091).